Tạp Chí Sức Khỏe
Ăn thịt cóc có thể gây tử vong không ?
Mục Lục
Thịt cốc khi bị chế biến sai cách thì khả năng cao nọc độc của cóc sẽ bị dây vào thịt. Vì thế các trường hợp bị ngộ độc, hay thậm chí tử vong sau khi ăn thịt cóc đều do sai sót trong khâu sơ chế thịt khiến thịt bị nhiễm độc cóc. Bài viết dưới đây của Việt Thắng sẽ giải thích cho độc giả vì sao ăn thịt cóc có nguy cơ tử vong.
Các trường hợp tử vong do ăn thịt cóc
Hôm 2 tháng 10 vừa qua, nam thanh niên 24 tuổi, ở Quảng Bình. Sau 30 phút ăn thịt cóc, nam thanh niên 24 tuổi mệt, đau bụng, buồn nôn. Được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới. Y bác sĩ tích cực cấp cứu, truyền dịch, rửa dạ dày, đặt máy tạo nhịp…, nhưng tình trạng ngộ độc quá nặng, người bệnh đã tử vong trong đêm. Bác sĩ xác định nguyên nhân qua đời do ngộ độc thịt cóc.
Tháng 7 năm ngoái, hai bà cháu nhập viện do ăn thịt cóc. Người bà được được rửa dạ dày, dùng thuốc nâng huyết áp, nâng nhịp tim liên tục. Sau 5 giờ cấp cứu, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, kiểm soát được huyết áp ổn định. Người cháu được đưa đến Bệnh viện Sản nhi trong tình trạng hoa mắt chóng mặt, khó thở, rét run kèm nôn và đi ngoài. Sau truyền dịch, bù điện giải, chống hạ đường huyết, trẻ tỉnh táo. Hiện, cả hai bà cháu đều xuất viện, sức khỏe hồi phục.
Vào tháng 6, năm 2022. Một gia đình 3 người nhập viện sau khi ăn thịt cóc. Tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bác sĩ chẩn đoán gia đình bị ngộ độc thịt cóc với biểu hiện chóng mặt, khó thở, nôn nhiều, đại tiện phân lỏng. Các bác sĩ truyền dịch thải độc, chống loạn nhịp tim. May mắn, gia đình nhập viện kịp thời, sức khỏe tạm ổn định.
Trên là 3 trong nhiều trường hợp trúng độc sau khi ăn thịt cóc. Các triệu chứng thường xảy ra sau khi ăn thịt cóc nhiễm độc khoảng 30 phút đến 2 tiếng.
Thịt cóc đã được chứng minh là không chứa độc tố. Nhưng tại sao lại có khả năng gây ngộ độc? Mời độc giả đọc tiếp phần kế tiếp.
Vì sao ăn thịt cóc có khả năng bị ngộ độc, thậm chí tử vong?
Thịt cóc chứa hàm lượng đạm cao và không có độc tố. Theo quan niệm dân gian, ăn thịt cóc giúp bồi bổ sức khỏe, điều trị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều bộ phận khác của cóc như da, gan, trứng, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) chứa độc tố, trong đó tetrodotoxin và bufotenin có thể gây chết người.
Vì thế, các trường hợp ngộ độc sau khi ăn thịt cóc đều do sai sót trong quá trình sơ chế. Để phần độc tố ở các bộ phận có độc của cóc dây vào trong thịt. Từ đó khiến phần thịt bị nhiễm độc. Khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố này cũng không phân hủy.
Để ăn thịt cóc an toàn, độc giả cần phải biết sơ chế thịt cóc đúng cách. Quan trọng là không để độc dây vào trong thịt.
Cách sơ chế thịt cóc an toàn
Cách chế biến thịt cóc đúng cách là như sau: Chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, chặt bỏ 4 bàn chân, rạch một đường thẳng trên lưng, lột bỏ da, bỏ toàn bộ phủ tạng (ruột, gan, trứng…) cho vào chậu nước to rửa sạch. Rửa kỹ 4-5 lần cho thật sạch, ngâm vào nước muối 1% trong 10 phút. Rồi kiểm soát lại từng con xem trong bụng còn sót trứng hay không.
Để ráo nước, xếp vào khay sạch sấy khô giòn ở 70-80 độ C. Tán bột, rây nhỏ, sấy lại 1 giờ, để nguội rồi cho vào lọ kín để dùng dần. Ngoài ra thịt cóc làm kỹ như trên sau đó băm nhỏ gói vào lá chanh, hay lá lốt làm chả nướng để ăn hoặc có thể nấu cháo để ăn có tác dụng chữa trị kinh phong, hen suyễn, suy dinh dưỡng cam tích ở trẻ nhỏ, ngày dùng 3-6g thịt cóc.
Ngoài ra, để tránh ngộ độc thực phẩm do ăn thịt cóc, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các chế phẩm thịt cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành. Không sử dụng cóc tía (cóc có mắt màu đỏ) để ăn.
Qua bài viết trên, Việt Thắng đã giải thích cho các độc giả biết được vì sao ăn thịt cóc lại gây ngộ độc. Cũng như những cách sơ chế thịt cóc đúng cách. Hi vọng độc giả sẽ có thêm kiến thức cần thiết về thịt cóc và cách sơ chế để giảm khả năng ngộ độc khi ăn thịt cóc.