Tác dụng của sá sùng khô và Những món ăn được chế biến từ sá sùng

Sá sùng là một vị thuốc quý với những thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe nên có nhiều công dụng trị bệnh. Ngoài ra thì sá sùng còn dùng để nấu những món ăn ngon, bổ dưỡng. Vậy tác dụng của sá sùng khô là gì? Những món ăn được chế biến từ sá sùng như thế nào? Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của sá sùng khô

Theo Đông y thì sá sùng là một loại dược liệu có vị mặn, tính mát nên giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả và cùng với 1 số công dụng trị bệnh hiệu quả.

Theo y học hiện đại thì trong sá sùng có đến 18 loại axit amin tự nhiên cần thiết cho cơ thể gồm cho: alanin, glutamine, glycin, succinic, …. và có khoảng 17 nguyên tố khoáng chất. Sau đây là một số tác dụng trị bệnh hiệu quả như là:

Tác dụng của sá sùng khô
Tác dụng của sá sùng khô
  • Giúp tăng cường sinh lý
  • Giúp bổ thận tráng dương
  • Trị liệt dương
  • Điều trị suy dinh dưỡng, trị còi xương
  • Tăng cường lưu thông khí huyết
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giúp ổn định huyết áp
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Điều trị các bệnh về đường hô hấp như là ho, hen suyễn, ho có đờm
  • Giúp bổ máu
  • Giúp hạ sốt, triều nhiệt
  • Cải thiện chức năng của hệ thần kinh
  • Giúp lợi tiểu
  • Giúp kháng khuẩn và chống viêm
  • Điều trị nhiệt miệng, sưng lợi, đau răng

Những món ăn được chế biến từ sá sùng

Nấu nước phở

Nguyên liệu: 100g sá sùng khô, 500g xương bò đã khúc, 500g xương ống, 500g thịt bò thái lát mỏng, các loại nguyên liệu tạo mùi thơm như là thảo quả, gừng, hoa hồi, quế, các loại rau gia vị như là hành lá, hành tây, ớt, rau thơm, chanh, giá sống,…, các gia vị cần thiết.

Thực hiện:

  • Đem nguyên liệu sơ chế sạch sẽ. Đuôi bò, hoa hồi, gừng, quế, thảo quả đem đi nướng trên lửa. Sá sùng cho vào chảo đảo đều. Hành lá, rau thơm, giá sống, ớt tươi đem nhặt và rửa sạch rồi thái lát.
  • Xương ống đem đi luộc trước rồi đổ nước. Cho vào nồi nước mới đun lên rồi cho đuôi bò, sá sùng cùng các loại nguyên liệu khác. Ninh xương trong 30p hoặc ninh bằng nồi áp suất cho nhanh hơn. Sau khi ninh xong thì vớt bọt ra ngoài. Đun thêm vài phút thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Các bạn để lửa liu riu giữ cho nước nóng nước dùng. 
  • Các bạn xếp phở vào bát, thịt bò và các loại rau gia vị vào rồi mới đổ nước dùng vào bát để ăn.
Sá sùng nấu phở
Sá sùng nấu phở

Hủ tiếu

Nguyên liệu: xương heo hoặc xương gà 500g; sá sùng khô 100g; hành tây và củ cải trắng khoảng 1 củ; cà rốt 2 củ; hành lá và ngò rí cùng với gia vị nêm nếm.

Thực hiện: 

  • Sá sùng đem đi ngâm nước ấm trong 20p để mềm ra rồi rửa sạch. Xương đem đi rửa sạch rồi chần qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi. Các nguyên liệu rau củ đều đem đi sơ chế và rửa sạch.
  • Cho 3 – 4l nước vào nồi lớn rồi đun sôi sau đó cho xương vào nồi để đun cho chín thì thêm hành tây, cà rốt, củ cải. Đun cho sôi rồi hạ nhỏ lửa để nồi nước sôi lăn tăn trong 1h – 2h. Trong quá trình đun thì hớt bọt thường xuyên để nước dùng và ngon hơn.
  • Sau khi nước sôi khoảng từ 1 – 2h thì mới thêm sá sùng khô vào nồi. Các bạn đun sôi trong 30p để hương vị sá sùng hòa quyện vào nước dùng.
  • Tiếp theo nếm nêm gia vị cho nước dùng cho vừa ăn. Sau khi nêm nếm thì lọc bỏ xương, rau củ và sá sùng. Để thu được 1 nồi nước dùng thơm ngon và đậm vị .
  • Các bạn chuẩn bị sẵn hủ tiếu chan nước dùng vào rồi thêm hành ngò là có thể thưởng thức.
Sá sùng nấu hủ tiếu
Sá sùng nấu hủ tiếu

Cháo sá sùng

Nguyên liệu: sá sùng tươi hoặc khô; gạo tẻ; bí đỏ; một loại rau xanh như là rau cải; nước mắm.

Thực hiện: 

  • Gạo đem đi đãi sạch rồi cho vào nồi. Sá sùng khô đem đi xào cho chín. Đem đi giã hoặc xay nhuyễn thành bột hoặc là dùng sá sùng tươi để nguyên con. Bí đỏ và rau xảu xanh rửa sạch rồi thái nhỏ để riêng.
  • Bắc nồi đổ nước vào để nấu chín cháo rồi cho bí đỏ và sá sùng nguyên con vào. Tiếp tục ninh cho đến khi bí đỏ chín nhừ. Rồi mới cho rau cải xanh vào đun cho chín thì nêm nếm gia vị.
  • Múc ra tô để thưởng thức. Nếu bạn chế biến bột thì bạn nên rắc bộ lên bát cháo để trộn vào khi còn nóng và thưởng thức.
Cháo sá sùng
Cháo sá sùng

Sá sùng xào măng tươi

Nguyên liệu: 100g sá sùng khô hoặc sá sùng tươi; 200g măng tươi, tỏi, hành lá, ớt hiểm, nước mắm, hạt nêm, bột canh,…

Thực hiện:

  • Măng tươi đem thái nhỏ vừa ăn, đun nước sôi để vớt ra rồi lọc bỏ các chất. độc trong măng. Tỏi bóc vỏ đập dập, hành lá làm sạch rồi thái nhỏ. 
  • Cho dầu vào chảo rồi phi thơm tỏi và cho sá sùng vào xào trước. Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng rồi xào cho vừa miệng rồi tắt bếp. Sau đó cho món ăn ra đĩa.

Lưu ý khi sử dụng sá sùng khô

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nếu muốn sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Các bạn hạn chế lạm dụng bởi vì khi sử dụng quá nhiều thì có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của dược liệu thì không nên sử dụng.
Đánh Giá Ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *